Bồn tẩm gỗ áp lực chân không

Bồn tẩm gỗ áp lực chân không

Bồn tẩm gỗ áp lực chân không

Chi tiết sản phẩm

Bồn tẩm gỗ áp lực chân không
Giá: Liên hệ
Tẩm gỗ chân không áp lực là phương pháp bảo quản gỗ nhằm tạo điều kiện để các dung dịch bảo quản thấm sâu vào tế bào của gỗ. Gỗ được tẩm trong bình kín chịu áp lực.
Lượt xem: 1752

ĐẶC  TÍNH KỸ THUẬT

 - Thể tích bồn tẩm :  7 – 12 M3

 - Áp suất làm việc lớn nhất : Pmax   =  8 kg/cm2

 - Môi chất làm việc : Hóa chất nước lạnh

 - Chế độ làm việc : Tự động bơm nước khi có áp lực

 - Kết cấu nắp với thân bồn: Bích xoay – đóng mở nhanh

 TỔNG QUAN VỀ BỒN TẨM GỖ CHÂN KHÔNG

Ngâm tẩm gỗ chân không áp lực là phương pháp phổ biến được áp dụng trong công nghiệp. Gỗ trước khi được ngâm tẩm bằng công nghệ này cần phải có độ ẩm nhỏ hơn 30% (điểm bão hòa thớ gỗ). tẩm gỗ chân không áp lực  phương pháp bảo quản gỗ nhằm tạo điều kiện để các dung dịch bảo quản thấm sâu vào tế bào của gỗ. Gỗ được tẩm trong bình kín chịu áp lực. Dung dịch thuốc thấm vào gỗ dưới áp lực từ 20 đến 240 kN/cm2 hoặc cao hơn. Trị số áp lực cao hay thấp phụ thuộc vào loại gỗ. Đối với gỗ khó thấm thuốc, trị số áp lực phải cao, thời gian duy trì áp lực lâu. Để tăng khả năng thấm cho gỗ khó thấm thuốc còn kết hợp làm chân không (600 - 750 mmHg) trước khi tăng áp lực, hoặc tăng áp lực và làm chân không xen kẽ nhau lặp lại nhiều lần. Cách tẩm này còn gọi là phương pháp tế bào đầy, vì thuốc không những thấm vào các tế bào mà còn choán đầy không bào.

Điều quan trọng nhất trong công nghệ ngâm tẩm chân không áp lực là giai đoạn rút chân không đầu tiên, sự điền đầy ruột tế bào gỗ trong quá trình chân không áp lực.

Bơm chân không đặc dụng hút không khí ra khỏi ống mạch và cấu trúc gỗ cần xử lý. Độ chân không càng lớn thì gỗ càng hấp thụ được nhiều dung dịch chất bảo quản. Trong khi ống mạch gỗ đang được điền đầy dung dịch chất bảo quản, chân không cần phải được duy trì. Sau đó, bơm áp lực đẩy dung dịch sâu vào bên trong gỗ với áp suất cực lớn. Kết thúc của các quá trình ngâm tẩm trên, giai đoạn chân không cuối cùng có thể áp dụng để đảm bảo gỗ không bị ướt nhỏ giọt khi được tháo gỡ ra khỏi thiết bị ngâm tẩm.

Các loại gỗ rất khác nhau về khả năng thấm hóa chất bảo quản. Điều này có nghĩa là các quá trình chân không, áp lực cần phải được áp dụng dài hơn nhiều đối với loài gỗ này (spruce) so với loài gỗ khác (pine). Hiệu quả ngâm tẩm gỗ không chỉ phụ thuộc vào khả năng thấm hóa chất của từng loại gỗ mà còn ở vị trí trên thân mỗi cây gỗ được ngâm tẩm. Thông thường ở hầu hết các loại gỗ, gỗ dác có khả năng thấm thuốc cao hơn gỗ lõi.

 

 

Sản phẩm liên quan

Nội dung đang cập nhật

Bồn tẩm gỗ áp lực chân không

Bồn tẩm gỗ áp lực chân không

Bồn tẩm gỗ áp lực chân không

Zalo
Hotline : 0908973756
Zalo